20 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười hai 11, 2024

Nhiễm COVID-19 gây tổn thương và teo tinh hoàn [Nghiên cứu khoa học]

- Advertisement -

Các nhà nghiên cứu thuộc khoa Vi sinh, đại học Hồng Kông (HKU) đã tìm thấy bằng chứng về việc virus gây COVID-19 có thể gây tổn thương tinh hoàn cấp tính hoặc tình trạng teo tinh hoàn bất đối xứng, và biến đổi hormon ở mô hình chuột thí nghiệm bị viêm phổi. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Clinical infectious Disease.

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nam mắc COVID-19, có không ít thắc mắc về ảnh hưởng của virus đến khả năng tình dục (như tình trạng suy giảm ham muốn) hay nguy cơ gây vô sinh. Nghiên cứu của chúng tôi cho biết điều này là có thể và tiêm vaccine có thể giúp hạn chế các biến chứng này.

Giáo sư Kwok-yung Yuen, người đứng đầu nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây đã từng báo cáo về triệu chứng đau tinh hoàn ở bệnh bệnh nhân COVID-19. Một nghiên cứu mổ tử thi của các bệnh nhân nam giới tử vong vì COVID-19 cho thấy tình trạng viêm tinh hoàn cùng nhiều tổn thương khác của tế bào sinh dục, tuy nhiên SARS-CoV-2 không thường xuyên được tìm thấy trong các mẫu tinh dịch.

Nhóm nghiên cứu của đại học Hồng Kông đã điều tra những thay đổi về tinh hoàn và nội tiết tố của chuột thí nghiệm hamster bị nhiễm virus corona qua đường mũi hoặc trực tiếp vào tinh hoàn. Virus cúm A (influenza) được sử dụng để đối chứng.

- Advertisement -
Chuột hamster thí nghiệm bị teo tinh hoàn khi nhiễm COVID-19
Chuột hamster thí nghiệm

Nhóm nghiên cứu nhận thấy chuột nhiễm virus sẽ tiến triển thành viêm phổi tự giới hạn, đồng thời số lượng tinh trùng và nồng độ hormon testosterone bắt đầu giảm mạnh vào khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi nhiễm bệnh. Chuột nhiễm SARS-CoV-2 cũng bị teo tinh hoàn, phản ánh thông qua dấu hiệu suy giảm kích thước và trọng lượng tinh hoàn. Nồng độ hormon sinh dục trong huyết thanh giảm rõ rệt từ ngày 42-120 sau khi nhiễm bệnh. Tinh hoàn bị viêm cấp tính, hoại tử các ống sinh tinh và làm gián đoạn quá trình sinh tinh trùng.

Từ ngày thứ 7 đến ngày 120, quá trình viêm, thoái hóa và hoại tử tinh hoàn vẫn tồn tại. Chuột bị gây nhiễm bệnh qua đường mũi với các biến thể DeltaOmicron được phát hiện là gây tổn thương tương tự nhau cho tinh hoàn. Những tổn thương này có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng.

Nhóm chuột hamster đối chứng được cho lây nhiễm virus cúm A qua đường mũi hoặc trực tiếp vào tinh hoàn cho thấy không bị các tổn thương tinh hoàn như đối với SARS-CoV-2.

Thử nghiệm cho chuột hamster nhiễm virus COVID-19 và đánh giá tình trạng teo tinh hoàn
Tinh hoàn của chuột hamster thí nghiệm được cho nhiễm virus SARS-CoV-2

♥ Đọc thêm: Phổi vẫn tiếp tục bị tổn thương sau khi khỏi COVID-19 (hội chứng COVID kéo dài)

- Advertisement -
Nguyễn Hoàng Sơn
Nguyễn Hoàng Sơnhttps://bshoangson.com/
Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Hà Nội. Hiện đang làm việc tại Hà Nội

ĐỌC THÊM

Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi trích dẫn trong bài viết
Xem tất cả bình luận

CỘNG ĐỒNG Y HỌC THÚ VỊ

6,000FansLike
5,000FollowersFollow
3,500SubscribersSubscribe
- Advertisement -

BÀI MỚI

0
Nếu thích bài viết, hãy để lại bình luận bạn nhé!x