20 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười một 3, 2024

Nghiên cứu cho thấy chỉ định thuốc làm tan cục máu đông là an toàn cho bệnh nhân đột quỵ có tiền sử dùng thuốc làm loãng máu kéo dài

- Advertisement -

Nghiên cứu mới nhất đến từ Trung tâm Y tế Tây Nam của Đại học Texas (UTSW) cho thấy những bệnh nhân đột quỵ có tiền sử dùng thuốc làm loãng máu trong thời gian dài được dùng Alteplase – một loại thuốc phá hủy cục máu đông – sẽ hồi phục tốt hơn những người không dùng thuốc Alteplase và không làm tăng nguy cơ chảy máu. Kết quả này đi ngược lại với các thực hành lâm sàng truyền thống của các bác sĩ hiện nay, khi thường không kê thuốc làm tan cục máu đông do lo ngại các biến chứng về chảy máu.

Thuốc Alteplase điều trị đột quỵ ở bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu kéo dài
Thuốc Alteplase được dùng trong điều trị đột quỵ nhồi máu não

Nhiều bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ đến từ rung nhĩ không do bệnh van tim thường được chỉ định dùng một thuốc làm loãng máu phổ biến được gọi là thuốc chống đông đường uống không chứa vitamin K (non-vitamin K antagonist oral anticoagulantNOAC) để giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên các bác sĩ thường do dự khi kê toa Alteplase – thuốc điều trị duy nhất được chấp thuận cho đột quỵ nhồi máu não cấp tính – cho bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu vì nghĩ rằng nó sẽ gây chảy máu quá mức, và dẫn đến xuất huyết não thứ phát.

Được công bố trên tạp chí JAMA, nghiên cứu mới đã khảo sát trên 160.000 bệnh nhân, và nhận thấy có 2.207 bệnh nhân đã dùng thuốc NOAC trước khi bị đột quỵ và được điều trị bằng Alteplase. Các nhà khoa học cho biết họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy bệnh nhân có nguy cơ chảy máu quá mức. Thay vào đó, người bệnh có quá trình hồi phục tốt hơn, không để lại di chứng sau khi xuất viện, có thể đi bộ và sinh hoạt độc lập.

“Rủi ro thực sự nằm ở việc không điều trị cho bệnh nhân. Họ có thể sẽ chịu những di chứng và tàn tật suốt đời vì đột quỵ”. Bác sĩ Ying Xian, phó giáo sư Thần kinh, dân số và khoa học dữ liệu, trưởng bộ phận nghiên cứu về đột quỵ và bệnh mạch máu não của UTSW, một trong các tác giả của bài báo cho biết.

- Advertisement -
Đột quỵ thiếu máu não
Hằng năm, có khoảng 9,5 triệu ca đột quỵ thiếu máu não trên toàn thế giới (Số liệu của World Stroke Organization 2020)

Được cấp phép vào đầu những năm 2010, các thuốc NOAC như dabigatran, rivaroxaban, apixaban, edoxaban chiếm gần 80% các chỉ định thuốc làm loãng máu được kê ở Mỹ năm 2017, và con số này được tin rằng còn cao hơn ở thời điểm hiện tại. Một thử nghiệm lâm sàng về Alteplase ở bệnh nhân sử dụng NOAC là không thể do lo ngai về mặt đạo đức, vì vậy bác sĩ Xian và các cộng sự đã nghiên cứu dữ liệu từ 163.083 bệnh nhân trên khắp nước Mỹ trong cơ sở dữ liệu về đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA.

Khám phá mới này có thể sẽ làm thay đổi căn bản trong thực hành điều trị đột quỵ ở những bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu kéo dài tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới.

- Advertisement -
Nguyễn Hoàng Sơn
Nguyễn Hoàng Sơnhttps://bshoangson.com/
Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Hà Nội. Hiện đang làm việc tại Hà Nội

ĐỌC THÊM

Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi trích dẫn trong bài viết
Xem tất cả bình luận

CỘNG ĐỒNG Y HỌC THÚ VỊ

6,000FansLike
5,000FollowersFollow
3,500SubscribersSubscribe
- Advertisement -

BÀI MỚI

0
Nếu thích bài viết, hãy để lại bình luận bạn nhé!x