21 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 25, 2025

Đãng trí là dấu hiệu của một trí não … làm việc hiệu quả

- Advertisement -

   Chắc hẳn bạn đã từng gặp tình huống đi vào siêu thị hay công viên và gặp một đồng nghiệp của mình nhưng không thể nhớ được tên của anh ta. Và bạn thường đổ lỗi điều đó cho bộ não đãng trí của mình. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh rằng điều này chưa hẳn đã là không tốt.

Đãng trí là cách giúp bộ não hoạt động hiệu quả hơn

   Một nghiên cứu mới của Giáo sư Oliver Baumann thuộc Đại học Bond, Australia được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Psychology đã làm sáng tỏ phần nào cách thức mà bộ não, cơ quan phức tạp nhất của cơ thể, có thể ghi lại kí ức.

   Các nhà khoa học đã xem xét cách mà bộ não phản ứng khi lần đầu tiên gặp một người hoặc một vật thể nào đó ngoài bối cảnh quen thuộc của chúng.

- Advertisement -

   Giáo sư Baumann cho biết, nếu như chúng ta chỉ gặp đồng nghiệp của mình ở văn phòng, trí não của chúng ta dường như tạo ra một “ảnh chụp nhanh” để kết hợp con người và văn phòng với nhau. “Bộ não nghĩ rằng người đó thuộc về căn phòng đó. Nếu bạn gặp họ ở nơi khác, ngoại cảnh đổi khác khiến bạn không thể nhận ra họ”.

   “Điều đó sẽ không xảy ra nữa khi não của chúng ta phân biệt được con người tồn tại độc lập với căn phòng. Sau lần thứ 2, lần thứ 3, bộ não sẽ dần dần mã hóa người và phòng riêng biệt với nhau”.

   Giáo sư Baumann cho hay hiện tượng này chứng tỏ não bộ của chúng ta về bản chất khá là “làm biếng”, do chúng luôn tìm cách nhanh nhất để ghi nhớ sự việc mà không phải tốn quá nhiều công sức.

   Nếu chúng ta nhìn thấy một cái cây nằm trong một khu rừng thì có lẽ sẽ hiệu quả hơn khi cho rằng tất cả những cái cây, hay hòn đá, những thực thể riêng biệt đó sẽ được mã hóa như là một đơn vị. Điều này giúp cho não không bị quá tải thông tin và qua đó tiết kiệm năng lượng cũng như “dung lượng bộ nhớ” của nó.

♥ Đọc thêm: Ăn gì để ngăn ngừa suy giảm trí nhớ?

   Chỉ khi trí óc nhận thấy sẽ là có lợi hơn khi một con người, hay một vật thể tồn tại độc lập ngoài bối cảnh của nó thì bộ não của chúng ta mới nỗ lực mã hóa nó như một đơn vị độc lập.

   Trong nghiên cứu này, các tình nguyện viên nằm trong máy Cộng hưởng từ được yêu cầu ghi nhớ nhiều hình ảnh của các đồ vật (chẳng hạn như balo, đồng hồ, bánh nướng …) trên một phông nền nào đó (như phòng tập thể dục, tiệm giặt là, nhà bếp …). Một nửa số đồ vật đó đã được các tình nguyện viên xem trước đó 1 ngày. Điều này giúp các nhà nghiên cứu xem xét được sự khác biệt trong phản ứng của não bộ khi gặp một đối tượng quen thuộc và mới lạ.

Bài test các hình ảnh trên phông nền trong nghiên cứu
Bài test các hình ảnh trên phông nền trong nghiên cứu

   Trong bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã hoán đổi hình nền của một số vật thể và nhận thấy điều này dẫn tới việc khó ghi nhớ những vật thể lạ.

   Nghiên cứu cũng cho thấy chứng đãng trí thường đi kèm với những thay đổi trong hoạt động của hồi hải mã, một trong những vùng trí nhớ cốt lõi trong bộ não của con người.

   Giáo sư Baumann cho biết những phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách hệ thống “bộ nhớ” của chúng ta cố gắng vận hành sao cho hiệu quả bằng cách chỉ mã hóa những gì nó thực sự cần đến.

Quên có thể được coi là một tính năng của não vì chúng ta không nên mã hóa nhiều thông tin hơn mức chúng ta cần, vì nhiều thông tin hơn không đồng nghĩa với việc xử lí tốt hơn. Đãng trí là cách giúp chúng ta giải phóng không gian của bộ nhớ, để trí não làm việc hiệu quả hơn.

Giáo sư O. Baumann

   Những người mắc chứng Hyperthymesia (Siêu trí nhớ) có thể nhớ được hầu hết mọi thứ trong cuộc sống của họ, và mặc dù điều đó nghe có vẻ là một siêu năng lực nhưng nó lại đi kèm với một nhược điểm đó là bộ nhớ của họ phải chịu tải một lượng thông tin khổng lồ, khiến họ khó tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể.

   Baumann cho rằng đây mới chỉ là một bước nhỏ trong công cuộc nghiên cứu về sự vận hành vô cùng phức tạp của trí não con người. Hiểu được cách trí nhớ vận hành sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến những công nghệ trong phim khoa học viễn tưởng, ví dụ như cấy ghép mô não để phục hồi trí nhớ, hay là giao tiếp nhân tạo với trí nhớ của một người nào đó.

   Nghiên cứu về sự đãng trí nêu trên là sự hợp tác giữa Trung tâm Tâm lý học và Trung tâm liên ngành về Trí tuệ nhân tạo của Đại học Bond, Viện Não học Queensland tại Đại học Queensland cùng với Trung tâm Max Plank UCL chuyên nghiên cứu về Lão hóa và Tâm thần học.

♥ Đọc thêm: Trải nghiệm tâm thần phổ biến đến mức nào?

 

Nguồn: Medicalxpress

- Advertisement -
Nguyễn Hoàng Sơn
Nguyễn Hoàng Sơnhttps://bshoangson.com/
Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Hà Nội. Hiện đang làm việc tại Hà Nội

ĐỌC THÊM

Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi trích dẫn trong bài viết
Xem tất cả bình luận

CỘNG ĐỒNG Y HỌC THÚ VỊ

6,000FansLike
5,000FollowersFollow
3,500SubscribersSubscribe
- Advertisement -

BÀI MỚI

0
Nếu thích bài viết, hãy để lại bình luận bạn nhé!x