22 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười một 3, 2024

Ô nhiễm không khí khiến cho dịch COVID-19 tồi tệ hơn

- Advertisement -

   Năm 1918, đại dịch cúm Tây Ban Nha tấn công vào thành phố Gary, thuộc bang Indiana, Hoa Kỳ. Theo ghi nhận của bang, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm đó là những tháng tồi tệ nhất, khi tỉ lệ tử vong do cúm và viêm phổi của thành phố Gary lên đến 847/100.000 dân. Trong khi đó, một thành phố ở gần đó là South Bend lại ghi nhận số ca tử vong thấp hơn nhiều, chỉ 338/100.000 dân. Các nhà khoa học tại đại học Carnegie Mellon đã chỉ ra nguyên nhân tại sao lại có sự chênh lệch đáng kể này. Trong một phân tích được xuất bản trên tạp chí The Journal of Economic History năm 2018, họ chỉ ra rằng chính ô nhiễm không khí, chủ yếu đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than rất phổ biến thời kì đó trong thành phố là lí do chủ yếu cho sự khác biệt về tỉ lệ tử vong bởi cúm Tây Ban Nha ở Gary.

♥ Đọc thêm: Từ dịch COVID-19 nhìn lại đại dịch Cúm Tây Ban Nha: những bài học đắt giá dành cho loài người

   Phát hiện này được nhắc lại trong đại dịch COVID-19 hiện nay vẫn giữ nguyên tính thời sự của nó. Virus corona cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp của người như virus cúm, và thật ngạc nhiên, những tâm dịch của thế giới như Vũ Hán (Trung Quốc), Milan (Italia) và New York (Mỹ) đều có mức độ ô nhiễm không khí cao trước khi đại dịch xảy ra.

Ô nhiễm không khí tồi tệ ở Trung Quốc
Ô nhiễm không khí tồi tệ ở các thành phố của Trung Quốc

   Giáo sư Karen Clay, thuộc đại học Carnegie Mellon, người đứng đầu nghiên cứu kể trên, cho rằng “Đây là thời điểm chúng ta phải nghĩ đến các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Nếu bạn cho rằng đó là vấn đề của dài hạn thì trước mắt, nếu các loại thuốc và vaccin phòng bệnh được sản xuất, chúng nên được ưu tiên phân phối đến những vùng mà người dân có nguy cơ tổn thương cao hơn vì bệnh tật, đó chính là những nơi có mức độ ô nhiễm không khí tồi tệ”.

- Advertisement -

   Năm 1918, phần lớn ô nhiễm không khí đến từ những nhà máy điện sử dụng than làm chất đốt. Vào thời điểm đó, các nhà máy được đặt ngay trong thành phố. Trong nghiên cứu của Clay, bà và cộng sự đã số hóa những báo cáo liên bang năm 1915 về vị trí, công suất của các nhà máy nhiệt điện và ước tính số lượng khí thải phát tán ra môi trường để biết được những thành phố nào sẽ có mức độ ô nhiễm tồi tệ nhất. Cụ thể, họ đã xem xét các phép đo các hạt trong không khí của thành phố ở những năm 1960 và nhận thấy mối liên hệ rõ ràng giữa công suất đốt than vào năm 1915 và ô nhiễm không khí trong 50 năm sau đó.

   Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy ô nhiễm không khí có tác động đến tỉ lệ tử vong của đại dịch cúm H1N1 năm 1918.  Nhiều nghiên cứu khác trên người và động vật cũng cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với virus, cũng như tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng và hậu nhiễm khuẩn.

   Năm 2014, một nghiên cứu đã cho chuột “phơi nhiễm” với các chất khí sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu và sau đó cho chúng nhiễm virus cúm. Họ nhận thấy các tế bào lympho T có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch để chống lại virus đã giảm đáng kể trong cơ thể chuột.

   Một nghiên cứu khác năm 2005 cho thấy sự tiếp xúc của tế bào biểu mô đường hô hấp ở người với khí thải diesel trước khi bị nhiễm cúm đã làm cho virus dễ dàng xâm nhập và nhân lên trong tế bào hơn. Ilona Jaspers, nhà độc tố học thuộc đại học Bắc Carolina, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu này cho biết: “Niêm mạc hô hấp giống như một rào chắn vật lý giữa virus và đường hô hấp của chúng ta, ngoài ra nó cũng kích hoạt một số phản ứng miễn dịch chống lại virus. Khi bị phơi nhiễm với khí thải từ động cơ diesel, các chức năng này bị suy giảm và đem lại lợi thế cho virus trong “cuộc chiến”.

   Ngày 5/4/2020 mới đây, trong một nghiên cứu phân tích trên toàn nước Mỹ của đại học Harvard, các nhà khoa học cũng nhận thấy ở những thành phố có tỉ lệ bụi mịn PM2.5 trong không khí cao thì tỉ lệ bệnh nhân tử vong do COVID-19 ở đó cũng cao hơn các vùng khác khoảng 15%.

♥ Đọc thêm: Tại sao nam giới có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 cao gấp đôi nữ giới?

   Khi đại dịch do virus corona lan rộng khắp địa cầu, có lẽ điểm sáng duy nhất là những bức ảnh vệ tinh cho thấy ô nhiễm không khí đã giảm đáng kể ở một số nơi trên thế giới do lệnh giới nghiêm mà các chính phủ áp dụng để ngăn ngừa lây nhiễm. Jonathan Overpeak, một nhà khoa học về khí hậu tại đại học Michigan cho rằng điều này cho thấy chúng ta sẽ được hưởng lợi như thế nào về sức khỏe khi chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Khi đó, chúng ta sẽ ít bị tổn thương hơn trước những đại dịch như cúm hay coronavirus.

ô nhiễm không khí giảm ở Italia sau đại dịch COVID-19
Ảnh dữ liệu vệ tinh cho thấy lượng khí thải nitơ ở miền bắc Italia ngày 8/2 (trái) và 7/3 (phải).

   Về phần mình, giáo sư Clay cho biết bà hy vọng đại dịch này sẽ làm các chính phủ nhận ra mối nguy hiểm về sức khỏe của ô nhiễm không khí rõ ràng hơn lúc nào hết, và cung cấp bằng chứng cho các cơ quan quản lý như EPA (Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) để cắt giảm ngưỡng phát thải của một số chất gây ô nhiễm nhất định.

♥ Đọc thêm: 13 tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người

Nguồn: Discover Health

- Advertisement -
Nguyễn Hoàng Sơn
Nguyễn Hoàng Sơnhttps://bshoangson.com/
Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Hà Nội. Hiện đang làm việc tại Hà Nội

ĐỌC THÊM

Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi trích dẫn trong bài viết
Xem tất cả bình luận

CỘNG ĐỒNG Y HỌC THÚ VỊ

6,000FansLike
5,000FollowersFollow
3,500SubscribersSubscribe
- Advertisement -

BÀI MỚI

0
Nếu thích bài viết, hãy để lại bình luận bạn nhé!x