33 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng Mười 1, 2023

Điều gì xảy ra với cơ thể của chúng ta sau khi nhiễm Virus Corona

- Advertisement -

   Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về SARS-CoV-2, chủng mới của virus corona đang hoành hành trên khắp thế giới và đã lây nhiễm cho hơn 380.000 người, trong đó có 16.558 trường hợp đã tử vong (Số liệu tính đến ngày 24/3/2020).

đại dịch virus corona ở Trung Quốc

♥ Đọc thêm: 5 bệnh lý “mới toanh” vừa được phát hiện

   Nhưng có một điều hoàn toàn sáng tỏ đó là ở những ca bệnh nặng, virus corona có thể “tấn công” khắp nơi trên cơ thể người mà không chỉ dừng ở lá phổi. Và dưới đây là những thông tin mà các nhà khoa học đã ghi nhận được về ảnh hưởng của virus Corona lên các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Advertisement -

Ảnh hưởng của COVID-19 lên phổi

   Giống như các chủng virus Corona khác như Coronavirus gây hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS), Coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và virus gây cúm mùa, SARS-CoV-2 gây ra các vấn đề của đường hô hấp, và phổi thường xuyên là cơ quan đầu tiên phải “chịu trận”.

   Triệu chứng sớm của nhiễm virus corona bao gồm sốt, ho, khó thở. Các triệu chứng xuất hiện sớm sau khoảng 2 ngày, muộn sau khoảng 14 ngày kể từ khi phơi nhiễm với virus.

tổn thương phổi do virus corona chủng mới COVID-19
Hình ảnh cắt lớp vi tính của bệnh nhân viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc do mắc COVID-19

   Mức độ nghiêm trọng của COVID-19 là rất khác nhau, từ nhẹ, thậm chí là không triệu chứng, đến nặng và có thể tử vong. Số liệu thống kê từ 17.000 ca nhiễm đầu tiên của Trung Quốc cho thấy có đến 81% các ca bệnh ở thể nhẹ. Phần còn lại là nặng và nguy kịch. Với các bệnh nhân ở thể nhẹ, có thể chỉ có các triệu chứng hô hấp tối thiểu, một số khác tiến triển thành viêm phổi không đe dọa tính mạng, và số ít trong đó sẽ bị tổn thương phổi nặng nề, dẫn tới suy hô hấp.

   Người già và những người mắc các bệnh lý mạn tính từ trước đó có nguy cơ cao tiến triển nặng khi mắc COVID-19.

   “Những gì chúng tôi thường thấy ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng được gọi là Hội chứng suy hô hấp cấp tính, viết tắt là ARDS” Bác sĩ Laura E. Evans, phó giáo sư về hô hấp tại Trung tâm y tế Đại học Washington cho biết.

   ARDS không chỉ do virus corona gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như nhiễm khuẩn, chấn thương và nhiễm trùng huyết.

   Nguyên nhân dẫn tới tổn thương của lá phổi là do sự thoát dịch từ các mạch máu nhỏ bên trong phổi. Dịch tập trung lại trong các phế nang, tích tụ dần khiến phế nang “ngập lụt” và không thể thực hiện chức năng trao đổi oxy từ khí thở vào trong máu.

   Mặc dù còn thiếu thông tin về cơ chế gây bệnh tại phổi của COVID-19 nhưng một báo cáo gần đây cho rằng nó tương tự với cách gây bệnh của SARS và MERS.

Một nghiên cứu trên 138 người nhập viện vì COVID-19 đã ghi nhận trung bình, bệnh nhân cảm thấy khó thở sau 5 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, và ARDS tiến triển sau khoảng 8 ngày.

Điều trị ARDS hướng đến việc duy trì cung cấp oxy vào máu, bao gồm liệu pháp oxy và thở máy. “Đây hoàn toàn không phải là một điều trị đặc hiệu” Bác sĩ Evans cho biết. Chúng tôi chỉ hỗ trợ những gì tốt nhất có thể cho bệnh nhân, giúp cơ thể và hệ miễn dịch của họ chống chọi với virus.

Ảnh hưởng của COVID-19 lên các cơ quan khác

   Phổi là tạng bị tác động chủ yếu bởi COVID-19. Nhưng ở các ca bệnh nặng, phần lớn cơ thể đều bị ảnh hưởng.

   “Ở các bệnh nhân ốm nặng, một tỉ lệ đáng kể tiến triển đến tình trạng suy chức năng các hệ cơ quan khác trong cơ thể” Bác sĩ Evans nói. Điều này cũng có thể xảy ra với nhiều bệnh lý nhiễm trùng nặng khác.

   Các tổn thương nội tạng khác thường không phải do virus tấn công trực tiếp, mà là do phản ứng quá mức của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng.

Dạ dày và đường ruột

Một số bệnh nhân nhiễm COVID-19 được báo cáo có các triệu chứng của hệ tiêu hóa, như nôn và tiêu chảy.

   Trong khi virus corona dễ dàng tấn công vào phổi, hệ tiêu hóa cũng có thể nằm trong tầm ảnh hưởng của chúng mặc dù với tỉ lệ ít hơn rất nhiều.

   Các bằng chứng trước đây cũng cho thấy những coronavirus khác như SARS và MERS tác động lên mô ống tiêu hóa thông qua sinh thiết và mẫu phân.

   Hai nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Y học New EnglandMedRxiv báo cáo rằng mẫu phân của những người nhiễm COVID-19 cũng dương tính với virus.

   Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa hiểu bằng cách nào virus có thể xuất hiện ở hệ tiêu hóa của người.

coronavirus
Ảnh đồ họa mô phỏng virus corona

Tim và mạch máu

   Bác sĩ Evans cho biết bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng có thể bị ảnh hưởng đến tim và mạch máu, với các biểu hiện như nhịp tim không đều, tim không bơm đủ máu cho các cơ quan khác, hoặc huyết áp tụt thấp tới mức cần đến các can thiệp y tế.

   Mặc dù vậy, không có bằng chứng chứng tỏ virus này tấn công trực tiếp vào tim.

♥ Đọc thêm: Đột tử do tim – nguy cơ mới của COVID-19

Gan và thận

Gan và thận có thể bị ảnh hưởng do virus corona
Gan và thận đều có thể bị ảnh hưởng bởi virus corona theo những cách khác nhau

    Khi tế bào gan bị viêm nhiễm hoặc bị phá hủy, chúng có thể tiết ra các loại enzyme vào trong máu khiến cho nồng độ các chất này tăng cao.

   Tăng men gan không phải là một dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng, nhưng đặc điểm này đã được tìm thấy ở những bệnh nhân mắc SARS và MERS.

   Một báo cáo gần đây phát hiện thấy dấu hiệu tổn thương tế bào gan ở bệnh nhân nhiễm COVID-19. Các bác sĩ nói rằng virus, hoặc là các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân đều có thể là nguyên nhân gây tăng men gan, và vấn đề này cần phải được nghiên cứu thêm.

   Một số bệnh nhân nhập viện vì nhiễm COVID-19 cũng mắc Suy thận cấp, đòi hỏi phải được lọc máu. Điều này cũng xảy ra trong các vụ dịch SARS và MERS. Trong vụ dịch SARS năm 2003, các nhà khoa học thậm chí còn phát hiện virus corona gây tổn thương trong hệ thống ống thận.

   Theo báo cáo của WHO, có bằng chứng dù là khá ít ỏi cho thấy virus tấn công trực tiếp vào thận.

   Bác sĩ James Cherry, giáo sư nhi khoa ở trường Đại học Y David Geffen, UCLA nói rằng tổn thương thận có thể là do sự biến đổi của các cơ quan khác trong quá trình chống chọi lại virus corona. “Khi chúng ta bị viêm phổi, lưu thông oxy trong hệ tuần hoàn ít hơn, và đó có thể là nguyên nhân gây ra tổn thương thận”.

Hệ miễn dịch

   Với bất kì tình trạng nhiễm trùng nào, hệ miễn dịch của chúng ta đều sẽ phản ứng bằng cách tấn công các loại virus, vi khuẩn ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Trong quá trình đó, ngoài việc giúp cơ thể thoát khỏi nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch cũng có thể gây ra một số thiệt hại đối với cơ thể, giống như việc lính cứu hỏa chữa cháy thì phải phá tường nhà vậy !

   Điều này có thể xảy đến dưới dạng một phản ứng viêm dữ dội, đôi khi được gọi là “cơn bão Cytokine””.

   Các tế bào miễn dịch sản xuất ra các Cytokine để chống lại nhiễm trùng. Nhưng nếu có quá nhiều Cytokine được giải phóng, nó có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể.

cytokine được giải phóng khỏi tế bào
Hình mô phỏng các cytokine được giải phóng khỏi tế bào miễn dịch

   “Rất nhiều tác động đến cơ thể của bệnh nhân mắc COVID-19 là do cái gọi là hội chứng nhiễm khuẩn huyết, do các phản ứng miễn dịch dữ dội của cơ thể gây nên, và tác động xấu đến nhiều cơ quan, phủ tạng trong cơ thể”. Bác sĩ Evans cho biết.

   Một điểm khác rất đáng chú ý về hệ miễn dịch là rất ít ca bệnh COVID-19 là trẻ em dưới 9 tuổi. Các nhà khoa học hiện tại không thể khẳng định được hiện tượng này là do trẻ em không thể nhiễm bệnh hay do triệu chứng của chúng quá nhẹ đến mức không nhận ra được.

   Bác sĩ Cherry cho biết trong nhiều loại bệnh như sởi hay nhiễm phế cầu khuẩn, trẻ em cũng ít bị bệnh nặng hơn so với người lớn. Điều này có thể do trẻ em có phản ứng miễn dịch “đơn giản” hơn  và ít dữ dội hơn so với hệ miễn dịch của người lớn. Đã có bằng chứng về điều này được ghi nhận trong vụ dịch SARS, và tôi nghi ngờ nó cũng có thể đang diễn ra bây giờ, trong dịch COVID-19 này”.

♥ Đọc thêm: Virus corona lây truyền từ mẹ sang con: hiếm nhưng vẫn có thể

♥ Đọc thêm: Những khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam về phòng ngừa dịch COVID-19

Nguồn : Healthline

- Advertisement -
Nguyễn Hoàng Sơn
Nguyễn Hoàng Sơnhttps://bshoangson.com/
Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Hà Nội. Hiện đang làm việc tại Hà Nội

ĐỌC THÊM

Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi trích dẫn trong bài viết
Xem tất cả bình luận

CỘNG ĐỒNG Y HỌC THÚ VỊ

6,000FansLike
5,000FollowersFollow
3,500SubscribersSubscribe
- Advertisement -

BÀI MỚI

0
Nếu thích bài viết, hãy để lại bình luận bạn nhé!x