21 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 25, 2025

Tại sao chúng ta không thể mắc cảm cúm và cảm lạnh cùng lúc?

- Advertisement -

   Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh có các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân hoàn toàn khác nhau. Cảm lạnh là một nhiễm trùng hô hấp trên do hơn 100 chủng virus gây ra, trong đó chủng phổ biến nhất là Rhinovirus. Cảm cúm (hay còn gọi là bệnh cúm) lại do Virus Influenza gây ra, với hai type thường gặp là type A và B. Nhìn chung, cảm cúm biểu hiện với các triệu chứng thường trầm trọng và kéo dài hơn, cũng như nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn. Lịch sử đã từng ghi nhận những đại dịch cúm khiến hàng triệu người tử vong.

virus influenza gây bệnh cảm cúm
Virus influenza gây bệnh cảm cúm

   Tuy nhiên có một thực tế là cơ thể người không thể mắc cảm cúm và cảm lạnh cùng một lúc. Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy bằng chứng về việc các loại virus can thiệp vào sự phát triển của nhau khi nhiễm vào cùng một vật chủ.

   Các nhà khoa học thuộc đại học Glasgow, vương quốc Anh đã phân tích hơn 44.000 ca bệnh có vấn đề về hô hấp trong vòng 9 năm, trong đó mỗi người bệnh đều được làm xét nghiệm đối với 11 chủng virus gây bệnh phổ biến.

   Họ đi tới kết luận là các loại virus đã tương tác với nhau theo một cách nào đó khiến cơ thể người bệnh chỉ biểu hiện các triệu chứng của một lần nhiễm trùng. 

- Advertisement -

   “Đây là một nghiên cứu rất thú vị!” Bác sĩ Yvonne Maldonado, trưởng khoa Truyền nhiễm nhi khoa của Đại học Stanford cho biết. “Ngay lập tức chúng ta phải đặt ra câu hỏi các chủng virus đã tương tác với nhau như thế nào?”

   Kết quả của nghiên cứu cho phép chúng ta nghĩ tới kịch bản khi mà ảnh hưởng của một loại virus này có thể giúp cơ thể tạo ra miễn dịch để chống lại một loại virus khác. Cụ thể, nhiễm virus cúm có thể đã kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng lại với các chủng Rhinovirus gây cảm lạnh qua đó giúp trì hoãn hoặc ngăn chặn các virus này gây ra triệu chứng, và ngược lại.

   “Nếu chúng ta có thể hiểu tại sao và bằng cách nào các virus có thể tương tác để gây ức chế nhau như vậy, chúng ta có thể phát triển được một loại vaccin hoàn toàn mới, nhắm vào các cơ chế phản ứng miễn dịch và “khuếch đại” nó lên để trì hoãn sự phát triển của virus hoặc ngăn chặn hoàn toàn chúng” Bác sĩ Maldonado cho biết. Loại vaccin này nếu được phát triển thành công sẽ có hiệu quả trên nhiều chủng virus cúm khác nhau chứ không chỉ nhắm vào một chủng duy nhất như hiện nay.

Bạn có biết
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, Hàng năm ở Việt Nam trung bình có trên 800.000 người mắc cúm, số mắc thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa. Theo số liệu giám sát năm 2019, tính đến đầu tháng 12 có trên 400.000 người mắc cúm, thấp hơn rất nhiều so với số mắc trung bình hàng năm và thấp hơn 15% so với cùng kỳ 2018. Hiện chưa ghi nhận sự bất thường về số lượng mắc cũng như chủng vi rút cúm. Theo kết quả giám sát trọng điểm bệnh cúm tại khu vực miền Bắc, chủng gây bệnh chủ yếu là chủng cúm A(H1N1) và cúm B.

♥ Đọc thêm: Từ dịch COVID-19 nhìn lại đại dịch cúm Tây Ban Nha: những bài học đắt giá dành cho loài người

   Triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh khá giống nhau nên trong thực tế người bệnh khó có thể tự chẩn đoán phân biệt được. Bệnh cúm nguy hiểm hơn vì có thể tiến triển nặng dẫn tới viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí gây suy hô hấp và tử vong. Vì vậy trong mùa dịch, khi có các biểu hiện của bệnh như ho khan, hắt hơi, chảy mũi, sốt, đau đầu, mệt mỏi … người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm chẩn đoán.

Infographic về bệnh cúm mùa

Nguồn : healthline

- Advertisement -
Nguyễn Hoàng Sơn
Nguyễn Hoàng Sơnhttps://bshoangson.com/
Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Hà Nội. Hiện đang làm việc tại Hà Nội

ĐỌC THÊM

Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
cũ nhất
mới nhất bình chọn nhiều nhất
Phản hồi trích dẫn trong bài viết
Xem tất cả bình luận

CỘNG ĐỒNG Y HỌC THÚ VỊ

6,000FansLike
5,000FollowersFollow
3,500SubscribersSubscribe
- Advertisement -

BÀI MỚI

0
Nếu thích bài viết, hãy để lại bình luận bạn nhé!x